Các thông số cơ bản của pin năng lượng mặt trời
Mục lục
1. Pin năng lượng mặt trời là gì?
2. Các thông số cơ bản trên pin mặt trời
2.1. Open Circuit Voltage ( Voc )
2.2. Short Circuit Current ( Isc )
2.3. Maximum Power Point ( Pmax )
2.4. Fill factor
2.5. Maximum Power Point Voltage ( Vmpp )
2.6. Maximum Power Point Current ( Impp )
2.7. Module efficiency
2.8. Maximum System Voltage
2.9. Application class A
2.10. Max series Fuse
1. Pin năng lượng mặt trời là gì?
Pin mặt trời (hay còn gọi là solar cells panel-PV) là tập hợp các tế bào quang điện có chức năng biến đổi đổi quang năng thành điện năng dựa trên nguyên lý của hiện tượng quang điện trong. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mang theo dòng năng lượng proton dồi dào. Năng lượng được tích trữ đến cực đại làm các hạt electron bức ra khỏi cấu tạo nguyên tử tạo nên các electron tự do và các lỗ hổng, dưới tác động của trường điện của vật liệu cấu thành tạo ra sự dịch chuyển thành dòng 1 chiều. Toàn bộ quá trình không gây nên những hao mòn vật lý hoặc sinh ra lượng khí thải nào. Vì vậy điện mặt trời là một nguồn năng lượng xanh thân thiện với môi trường.
Pin năng lượng mặt trời
2. Các thông số cơ bản trên pin mặt trời
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại pin mặt trời với những đặc tính khác nhau. Để phân biệt cũng như lựa chọn được pin mặt trời phù hợp cho mình. Thì đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức cơ bản về các thông số trên pin mặt trời. Cùng Solar Fushin tìm hiểu nhé:
Pin năng lượng mặt trời
2.1. Open Circuit Voltage ( Voc ) – Điện áp hở mạch
Điện áp hở mạch là hiệu điện thế V cực đại khi được chiếu sáng với thông lượng Φ ; Khi đó R = ∝ ; I = 0
Đây là thông số quan trọng, bởi vì nó là điện áp tối đa mà tấm pin có thể sản xuất trong điều kiện tiêu chuẩn , từ đó bạn có thể xác định được tối đa tấm pin trong 1 dãy bạn có thể kết nối vào kích điện hay điều khiển sạc.
2.2. Short Circuit Current ( Isc ) – Dòng điện ngắn mạch
Isc là điện áp ngắn mạch sinh ra khi kết nối đầu âm và dương của tấm pin vào nhau. Sử dụng ampe kìm có thể đo được dòng này, đây là dòng điện lớn nhất mà tấm pin có thể sản sinh trong điều kiện tiêu chuẩn.
Để xác định dòng điện mà thiết bị kết nối như inverter hay điều khiển sạc cần có, dòng Isc được sử dụng. Thông thường hệ số của nó được tính gấp 1,25 lần so với Isc
2.3. Maximum Power Point ( Pmax ) – Điểm công suất cực đại
Pmax là điểm mà công suất của hệ thống sinh ra cao nhất, tại điểm cong lớn nhất của đồ thị bên trên. Khi sử dụng điều khiển sạc hay inverter có MPPT, đây chính là điểm mà MPPT cố gắng giữ để có được công suất tối đa:
Pmax = Impp x Vmpp
2.4. Fill factor – Hệ số lấp đầy
Hệ số lấp đầy là tỷ số giữa công suất cực đại với Pmax với tích số Voc.Ioc
2.5. Maximum Power Point Voltage ( Vmpp ) – Điện áp làm việc tại công suất cực đại
Vmpp là điện áp mà tại đó công suất đầu ra là tốt nhất, điện áp này thông thường có thể nhìn thấy được khi hệ thống pin được kết nối vào MPPT ( như điều khiển sạc MPPT hoặc kích hòa lưới ) trong điều kiện tiêu chuẩn.
Đồ thị biểu diễn Vmpp của pin năng lượng mặt trời
2.6. Maximum Power Point Current ( Impp ) – Dòng điện tại công suất cực đại
Impp là dòng điện khi công suất đầu ra đạt tốt nhất, nó là cường độ dòng điện thực tế bạn có thể đo khi nó được kết nối vào thiết bị MPPT trong điều kiện chiếu sáng tiêu chuẩn.
2.7. Module efficiency – Hiệu suất của tấm pin mặt trời
Hiệu suất của tấm pin là khả năng chuyển đổi từ bức xạ mặt trời thành điện. Được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa năng lượng điện tối đa được tạo ra so với năng lượng ánh sáng chiếu tới .
2.8. Maximum System Voltage – Điện áp tối đa khi kết nối hệ thống
Dựa vào thông số này đê biết được có thể nối tiếp bao nhiêu tấm pin thành một dãy , đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống.
2.9. Application class A
Đây là điều kiện kiểm tra độ an toàn cách điện
2.10. Max series Fuse
Dựa vào thông số này để xác định khi nào cần lắp thêm cầu chì trong một dãy pin , thông thường thì từ 3 dãy pin song song trở lên thì cần có cầu thì tại cuối dãy pin để đảm bảo an toàn , tránh trường hợp 1 dãy bị ngắn mạch , hay chạm đất làm hỏng toàn bộ các dãy khác.
Trên đây là ý nghĩa những thông số kỹ thuật của pin mặt trời cơ bản , ngoài ra mỗi nhà sản xuất lại có thêm một vài thông số nữa như : Ảnh hưởng của nhiệt độ , áp suất đến hiệu suất tấm pin… Vì thế trước khi thiết kế bất kì một hệ thống nào, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu rõ thông số của thiết bị nói chung và thông số kỹ thuật của pin mặt trời nói riêng.
Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Fushin
Địa chỉ : 28-30 Đường 64, Phường 10, Quận 6 TP.HCM
Điện thoại : 0902 562 589
Email : Sales.Fushin@gmail.com
Dịch vụ lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại Củ Chi
Sử dụng điện mặt trời hòa lưới có tốt không?
Dịch vụ lắp đặt điện năng lượng mặt trời giá rẻ tại Đắk Nông
Dịch vụ lắp đặt điện mặt trời tại huyện Hóc Môn TPHCM
Nơi lắp đặt điện mặt trời giá rẻ tại quận 1
Những công thức tính cấu hình pin và inverter quan trọng khi lắp đặt điện mặt trời
Các thông số kỹ thuật quan trọng trên biến tần/Inverter hòa lưới
Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của pin năng lượng mặt trời