Ưu điểm và nhược điểm của pin mặt trời poly
1. Pin Poly là gì?
Pin mặt trời Poly là loại pin mà các tế bào quang điện được cấu thành từ silicon đa tinh thể. Chúng được phân biệt với các loại pin khác nhờ màu xanh sẫm đặc trưng.
Năm 1981 những tấm pin poly xuất hiện trên thị trường và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với pin mono. Vì quá trình tạo ra pin poly khá đơn giản. Chỉ cần dùng silicon thô nung chảy sau đó đổ vào các khung vuông rồi làm lạnh cắt thành từng tấm hình chữ nhật là có thể sử dụng. Các tấm pin poly còn được phân biệt với những loại khác nhờ hình dạng chữ nhật không cắt góc.
Pin Poly mỏng nhẹ có màu xanh sẩm
Hiện nay pin poly còn được áp dụng một số công nghệ mới như Black Silicon còn được phủ thêm một lớp cấu trúc nano lên bề mặt tấm pin poly giúp giảm tỉ lệ phản xạ ánh sáng ngược lại xuống tối đa, nhờ đó đem lại hiệu suất phát điện cực cao. Những tấm pin dùng công nghệ này có màu sắc đen hơn những tấm bình thường, nhưng đặc điểm nhận biết là những đốm xanh vẫn thấy rất rõ.
2. Ưu điểm của pin mặt trời poly
– Điểm mạnh lớn nhất của pin mặt trời poly là giá thành rẻ. Sản xuất nhanh chóng không tốn nhiều thời gian. Phù hợp với khả năng tài chính của đại đa số hộ gia đình Việt Nam
– Quy trình sản xuất vật liệu silicon đa tinh thể đơn giản hơn rất nhiều so với sản xuất silicon tinh thể đơn.
– Lượng silicon được tận dụng triệt để hơn so với pin mono.
– Chúng có cấu hình mỏng nhẹ và dễ dàng lắp đặt hơn so với các loại pin mặt trời khác
– Tuổi thọ cao không hề kém cạnh pin mặt trời mono
Các công đoạn sản xuất một tấm pin poly tại nhà máy diễn ra vô cùng đơn giản và nhanh chóng
3. Nhược điểm của pin mặt trời poly
– Hiệu suất của 1 tấm pin poly đa tinh thể thường chỉ đạt từ 13-16%. Do độ tinh khiết silicon thấp hơn, nên trong quá trình hoạt động chúng không mang lại hiệu quả hoàn toàn như loại Mono.
– Do hiệu suất trên mỗi tấm pin thấp nên hiệu quả về không gian không được tối ưu. Vì phải lắp thêm một số lượng lớn các tấm pin nhằm đảm bảo đủ công suất gia chủ yêu cầu. Nói một cách dễ hiểu thì với cùng một công suất thì công trình sử dụng pin poly sẽ cần số lượng pin lớn hơn với các công trình sử dụng pin mono
Diện tích lắp đặt pin poly lớn hơn nhiều so với những loại pin khác
– Xét về yếu tố thẩm mỹ thì pin poly do có màu không đồng nhất nên điểm thẩm mỹ chỉ ở mức trung bình khá. Thông thường hay xuất hiện những đốm xanh của silicon đa tinh thể.
– Bề mặt mỏng nhẹ vừa là lợi thế cũng vừa là bất lợi đối với pin poly. Bất lợi ở chỗ không gian bên dưới vị trí lắp đặt sẽ không được mát mẻ như pin mono.
4. Hiệu suất của pin poly như thế nào?
Trên thực tế hầu hết các tấm pin mặt trời thường đạt hiệu suất chuyển đổi trên dưới 20%, trong khi đó các tấm pin mặt trời poly thường có hiệu suất chuyển đổi từ 15 đến 19%. Một con số khá ổn so với tầm giá của nó.
Các tấm pin mặt trời poly có xu hướng tạo ra nhiều năng lượng hơn các loại khác vì chúng có hiệu suất khả năng chuyển đổi lên đến 80% hiệu suất. Đạt từ 300W đến 400W. Nếu như trước đây pin poly đều có thiết kế chuẩn là 60 cell, thì với sự phát triển của công nghệ. Đặc biệt là công nghệ chia đôi tấm pin ra đời khiến số lượng cell được lên khoảng 120 - 144. Điều này có nghĩa là hiệu suất của một tấm pin hiện nay không chỉ dừng lại ở mức 300-400W. Mà còn có thể tạo ra hiệu suất vượt trội hơn nữa.
Là một trong những nơi cung cấp dịch vụ lắp đặt điện mặt trời uy tín chất lượng trên phạm vi toàn quốc. Solar Fushin đã và đang mang lại nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng. Hỗ trợ nhiều gia đình doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng điện năng lượng mặt trời. Solar Fushin cung cấp nhiều gói lắp đặt trọn gói cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Nếu có nhu cầu lắp đặt pin năng lượng mặt trời poly hoặc momo quý khách vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Fushin
Địa chỉ : 28-30 Đường 64, Phường 10, Quận 6 TP.HCM
Điện thoại : 0902 562 589
Email : Sales.Fushin@gmail.com
Các thông số kỹ thuật quan trọng trên biến tần/Inverter hòa lưới
Dịch vụ lắp đặt điện năng lượng mặt trời giá rẻ tại Cần Thơ
Dịch vụ lắp đặt điện mặt trời tại quận Gò Vấp
Ưu điểm nhược điểm của pin mặt trời mono
Cách bảo trì và lắp đặt điện mặt trời hòa lưới tại quận 2
Những công thức tính cấu hình pin và inverter quan trọng khi lắp đặt điện mặt trời
Các thông số kỹ thuật quan trọng trên biến tần/Inverter hòa lưới
Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của pin năng lượng mặt trời